2024-0508

Top 10 vật liệu chống cháy phổ biến

pufoam-chong-chay

Có lẽ những ngày vừa qua là một cú shock lớn với những gia đình có người thân sinh sống tại chung cư mini Khương Đình – Hà Nội. Vụ cháy kinh hoàng trong đêm đã cướp đi sinh mạng biết bao con người, những gia đình mất người thân, thậm chí nguyên gia đình 7 người chôn vùi trong đám cháy, những ước mơ đang dang dở, những cuộc tình đang chờ ngày nở hoa, những cô cậu bé mới đặt chân lên thủ đô làm tân sinh viên…. Vụ cháy ngày 12/9 vừa qua như một lời nhắc nhở đến mọi người, mọi gia đình, những công trình xây dựng nên sử dụng các vật liệu có khả năng chống cháy, và các toàn nhà, văn phòng, công sở… cần được trang bị thiết bị phòng chữa cháy và hệ thống báo cháy cần được bảo trì thường xuyên, để có thể cảnh báo người dân khi khẩn cấp.

Dưới đây chúng tôi giới thiệu đến khách hàng một số loại vật liệu chống cháy hiệu quả có thể sử dụng cho các công trình xây dựng.

I. Vật liệu chống cháy lan là gì?
Vật liệu chống cháy hay chống cháy lan là những vật liệu có khả năng chịu nhiệt độ cao, có tác dụng làm chậm hoặc ngăn chặn sự lan rộng của các đám cháy ở các tòa nhà, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy….

1. Vật liệu compact chịu nhiệt

Vật liệu compact HPL là tấm dạng cứng, lõi đặc được cấu tạo từ nhiều lớp giấy kraft đã qua xử lý với nhựa Phenolic là tăng khả năng chịu nhiệt, chống thấm và cách điện. Bề mặt tấm compact được phủ một lớp Melamine làm tăng độ bóng, hạn chế khả năng bắt lửa.

Đây là dòng vật liệu đạt hiệu quả chống cháy tốt nhất hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội:

Biến tính chống cháy: Vật liệu này có khả năng chịu nhiệt lên đến 800oC. Lõi đặc hoàn toàn không có cơ hội cho Oxy len lỏi vào bên trong, hạn chế tối đa khả năng cháy lan
Tiết kiệm chi phí: Vật liệu này đang được sử dụng khá phổ biến do giá thành rẻ, đa dạng màu sắc kích thước, lại có độ bền cao, tuổi thọ lâu dài
Siêu nhẹ: Kích thước đa dạng, trọng lượng vừa phải, dễ vận chuyển bằng tay mà không cần thiết bị, máy móc.
Độ bám dính hoàn hảo: Dễ liên kết với các bộ phận khác như tường, kim loại, hay giữa các tấm compact với nhau.
Chống nóng và cách âm hiệu quả: Không chỉ có khả năng chống cháy, Vật liệu compact còn có tỷ suất truyền nhiệt cực thấp, có khả năng cản nhiệt và cách âm
Chống thấm tốt: Tỷ suất bịt lấp bề mặt tự đóng kín là 100% và tỷ suất hút nước < 0,1%.
Độ bền, tính đàn hồi và sự dẻo dai tốt: Có khả năng chịu được trong điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ. Không thu hút nấm, mối, các loại côn trùng gặm nhấm vì là chất hữu cơ không chứa giá trị dinh dưỡng.
Tuổi thọ cao: Thời gian sử dụng của tấm compact lên đến nhiều thập kỷ
Thiên thiện với môi trường: Là vật liệu không mùi, không độc hại giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

2.Vật liệu PU Foam chống cháy, cách nhiệt, chống ẩm, cách âm
PU Foam là một dạng hợp chất hữu cơ được tạo thành từ 2 thành phần là Polyols, Isocyanate. Trong đó Isocyanate là chất làm cứng còn Polyols sẽ là thành phần quyết định hiệu quả cách âm của bọt xốp PU Foam.

Hợp chất này được phối trộn bằng máy phun áp cao chuyên dụng tạo ra bọt xốp siêu nhẹ, không mùi, không độc hại và giúp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên do tiết kiệm năng lượng, giảm phát khí thải ra môi trường.

Đây là dòng vật liệu đạt hiệu quả chống cháy tốt nhất hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội:

Biến tính chống cháy: Khi gặp nhiệt độ 800 – 1200 độ C sẽ sản sinh ra CO2 để dập lửa, nguồn lửa trong 0,7 giây.
Tiết kiệm chi phí: Bạn chỉ tốn từ 1/3 tới 1/2 chi phí mà vẫn đảm bảo khả năng chống cháy tốt nhất, an toàn nhất.
Siêu nhẹ: Cho phép giảm đến 49% tải trọng kết cấu và 36% tải trọng khối xây. Biến tính phù hợp với các loại mái nghiêng, phẳng, cong và các kết cấu phức tạp trên mọi chất liệu.
Độ bám dính hoàn hảo: Có thể bám dính trên mọi bề mặt chất liệu như bê tông, gỗ, kim loại, ngoại trừ màng chống dính, nhựa PE, PP.
Chống nóng và cách âm hiệu quả: Không chỉ có khả năng chống cháy, PU Foam còn có tỷ suất truyền nhiệt cực thấp là 0,0182 kcal/m.h.oC và ngăn sóng âm tốt.
Chống thấm tốt: Tỷ suất bịt lấp bề mặt tự đóng kín là 100% và tỷ suất hút nước < 0,1%.
Độ bền, tính đàn hồi và sự dẻo dai tốt: Có khả năng chịu được trong điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ. Không thu hút nấm, mối, các loại côn trùng gặm nhấm vì là chất hữu cơ không chứa giá trị dinh dưỡng.
Tuổi thọ cao: PU Foam có thể bền lên tới 70 năm (thí nghiệm trên máy gia tốc của Đức)
Thiên thiện với môi trường: Là vật liệu không mùi, không độc hại giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Tuy nhiên loại vật liệu này còn chưa được phổ biến tại Việt Nam, hiện nay nó đang được ưa chuộng ở một số quốc gia như : Nhật Bản, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Hàn Quốc…..

3. Tấm cách nhiệt Takani chống cháy
Tấm Takani là vật liệu được tạo ra từ chất liệu PIR (lõi) và 02 lớp xi măng polyme đặc chủng (ở bề mặt ngoài) có khả năng chống nóng, cách nhiệt, chống nước và chống cháy cao.

Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ Nhật Bản, với những ưu điểm như sau:

Khả năng chống cháy cao: Lớp lõi sản phẩm được làm bằng chất liệu PIR đạt hiệu quả chống cháy tốt.
Khả năng chống nóng hiệu quả: Với tỷ suất truyền nhiệt chỉ 0.021w/m.k, tấm Takani mang lại khả năng chống nóng, cách nhiệt hiệu quả, vừa giúp không gian trong nhà trở nên mát mẻ, ổn định, vừa tiết kiệm chi phí điện năng tiêu thụ.
Trọng lượng nhẹ: Trọng lượng của sản phẩm nhẹ, chỉ 1.2 – 2.4kg/m² tùy theo độ dày từng loại nên dễ dàng cắt xén nên vận chuyển thuận tiện, thi công dễ dàng và nhanh chóng.
Có khả năng cách âm tốt: Lớp lõi PIR có kết cấu nhiều lỗ khí phân bổ đều đặn với mật độ cao giúp tấm Takani cách âm hiệu quả.
Tuổi thọ cao: Chất liệu lõi PIR được thí nghiệm tại phòng Test DIN (Cộng Hòa Liên Bang Đức) cho kết quả sản phẩm giữ tuổi thọ trên 70 năm.
Chống thấm nước, ngăn ẩm: Tấm Takani có cấu trúc ô kín không tan trong nước, có độ hấp thụ nước và hơi nước thấp, giúp bảo vệ “sức khỏe công trình” trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam.
Tính cơ lý tốt: Tấm cách nhiệt Takani là vật liệu đẳng nhiệt do đó nó không bị biến dạng cơ lý khi nhiệt độ môi trường thay đổi, giúp ổn định bề mặt thi công.
Độ bám dính tốt: Chất liệu bề mặt đều là xi măng polyme nên có khả năng liên kết bám chặt vào bề mặt thi công, tạo thành một khối đồng nhất liên kết với nhau bằng lớp vữa xi măng.
Tính thẩm mỹ cao: Sử dụng tấm Takani giúp tạo một bề mặt tường ngoài phẳng nhẵn, không bị gồ ghề, tăng tính thẩm mỹ cho phần ngoại thất cũng như tổng thể ngôi nhà.
Chống mối mọt, côn trùng: Tấm Takani được làm từ chất liệu PIR nên không hấp dẫn mối mọt, côn trùng.
tấm Taniki

Với kết cấu linh hoạt và sở hữu nhiều tính năng vượt trội, tấm cách nhiệt Taniki được ứng dụng trong thi công cách nhiệt, chống nóng tường/ trần/ sân thượng cho các công trình dân dụng. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng làm vách ngăn không chịu lực cho văn phòng, phòng hợp và chống nóng mái tôn cho các kho xưởng,…

4. Bê tông chịu lửa
Bê tông là loại vật liệu chống cháy lan quen thuộc trong các công trình, được hình thành từ việc trộn các thành phần như xi măng, nước, phụ gia,… Khi đông lại thành các khối rắn, bê tông có khả năng chịu nhiệt cao, hạn chế gây cháy lan và ít bị ăn mòn.

Tuy nhiên, các loại bê tông chống cháy chất lượng cao lại dễ bị thấm nước, làm ảnh hưởng đến độ bền khi sử dụng lâu dài. Ngoài ra, vật liệu này có giá thành khá cao. Đây cũng là một điểm trừ của bê tông.

Hiện nay, bê tông chủ yếu được ứng dụng trong các công trình lớn như bệnh viện, tòa cao ốc, chung cư,…

5.Panel chống cháy lan (tôn xốp không cháy lan)
Panel chống cháy lan và vật liệu chống cháy được đánh giá cao. Panel được cấu tạo 3 lớp, gồm 2 lớp tôn và 1 lớp xốp chống cháy lan ở giữa.

Panel chống cháy lan là vật liệu có nhiều ưu điểm như tính thẩm mỹ cao, dễ dàng vệ sinh và lắp đặt. Từ đó, Panel giúp chủ thầu tối ưu chi phí thi công mà vẫn đảm bảo chất lượng. Thậm chí, loại vật liệu này còn được Cục Phòng cháy – Chữa cháy kiểm định và khuyên dùng bởi sự an toàn và tính hiệu quả cao.

Hiện loại panel chống cháy này sử dụng phổ biến cho nhà xưởng, nhà tiền chế, tường vách phòng, vách ngăn nhà xưởng,…

6.Gạch mát chống cháy
Gạch mát chống cháy là loại vật liệu hữu ích và được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng, đặc biệt là các hộ gia đình.

Vật liệu này có cấu trúc lớp PU (Polyurethane) ở giữa và lớp xi măng có kết cấu đặc biệt ở hai bên. Do đó, gạch mát không bắt lửa, không dẫn cháy và có khả năng tự tắt lửa trong thời gian ngắn nhất sau khi được cách ly nguồn gây cháy.

Do đó, gạch mát có thể ứng dụng cho mọi không gian công trình, nhà ở như làm tường, mái, trần, vách, sàn…

Tuy nhiên, giá thành của sản phẩm khá cao, do đó nhiều chủ đầu tư đã dần chuyển sang sử dụng tấm cách nhiệt Takani với hiệu quả cách nhiệt, chống cháy không thua kém nhưng có chi phí tốt hơn nhiều.

7. Sơn chống cháy lan
Sơn chống cháy chứa thành phần và chất liệu giúp giảm quá trình nung nóng của lửa lên các thiết bị sắt thép. Điều này giúp vật liệu chống cháy lan này có khả năng bảo vệ hiệu quả trên các bề mặt bê tông, gỗ, thép, đồng thời ngăn chặn các khí độc phát tán.

Sơn chống cháy có thể được ứng dụng với các công trình trong nhà và ngoài trời, dễ sử dụng, an toàn và không mất nhiều thời gian thi công. Sản phẩm này cũng có thể chống cháy ưu Việt, với khả năng chịu được nhiệt độ lên tới 1000 độ C trong 3 giờ đồng hồ, là vật liệu hỗ trợ phòng cháy chữa cháy rất tốt.

Tuy nhiên, sơn chống cháy chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam và có giá thành cao. Ngoài ra, nếu nhiệt độ vượt mức giới hạn, lớp sơn chống cháy sẽ không ngăn được lửa lâu.

Với những đặc điểm trên, sơn chống cháy lan được ứng dụng vào các công trình như sân bay, nhà ga, sân vận động, tòa nhà cao tầng hay ở các nhà máy có yêu cầu chống cháy.

8. Keo chống cháy lan
Keo chống cháy lan là một sản phẩm được ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại mởi mẻ. Vì thế, vật liệu này vừa dễ thi công, có tính cách nhiệt cao, vừa có khả năng ngăn cháy lan đến 4 giờ. Đây được coi là giải pháp chống cháy lan xuyên tường, xuyên sàn rất hiệu quả.

Sản phẩm có thể ứng dụng trong nhiều vật liệu khác nhau như: kim loại, dây cáp điện, dây cáp tín hiệu, đường ống nhựa…

9. Tấm thạch cao
Thạch cao cũng là loại vật liệu chống cháy lan phổ biến đối với người Việt do sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, mẫu mã đa dạng.

Các tấm thạch cao có độ bền tương đối tốt (trung bình khoảng 8 năm), đồng thời giúp giảm nhiệt độ, đem đến sự mát mẻ cho không gian.

Tuy nhiên, vật liệu này lại có nhược điểm khá lớn là rất kỵ nước, dẫn đến tấm thạch cao sau một thời gian sử dụng có thể bị ố vàng và xuất hiện các vết nứt kém thẩm mỹ ở những vị trí đã được trát xi măng. Ngoài ra, hiệu quả cách nhiệt, chống cháy của sản phẩm không được đánh giá cao so với các vật liệu khác.

Tấm thạch cao hiện nay chủ yếu áp dụng cho tường và trần, có thể tạo vách ngăn cho các công ty, văn phòng…

10.Gỗ chống cháy
Gỗ thường biết đến là loại vật liệu dễ cháy. Tuy nhiên với công nghệ phát triển như hiện nay, người ta đã nghiên cứu xử lý gỗ bằng cách dùng dịch thể chống cháy, sơn chống cháy để đảm bảo tính an toàn và phòng chống cháy nổ và trở thành vật liệu chống cháy lan.

Khi sử dụng gỗ chống cháy cho công trình, lợi thế lớn nhất là bạn sẽ tận dụng được tính thẩm mỹ và độ bền của gỗ mà vẫn đảm bảo được khả năng chịu nhiệt và bắt lửa. Tuy nhiên, gỗ chống cháy chỉ phù hợp với những khu vực cửa gỗ, cửa ra vào chứ không linh hoạt áp dụng như những vật liệu chống cháy lan khác.

Tin liên quan